SSL là một dạng chứng thư số. Chứng thư số SSL phục vụ hai chức năng cơ bản: mã hoá dữ liệu giữa người dùng (người duyệt web) với máy chủ web (máy chủ host một website thông qua giao thức SSL/TLS, đồng thời xác thực doanh nghiệp/ tổ chức quản lý chứng thư số.
Khi người dùng và máy chủ web kết nối với nhau, dữ liệu được truyền theo cơ chế công khai và khả năng cao sẽ bị đối tượng thứ ba can thiệp hoặc sao chép. Đây là điều không ai mong muốn. Chứng thư số SSL sẽ thực hiện chức năng mã hoá kết nối, theo đó, dữ liệu giữa người dùng và máy chủ sẽ được mã hoá theo nguyên tắc chỉ các bên trong giao dịch (người dùng và máy chủ) mới có thể giải mã được dữ liệu để đọc nó. Biện pháp này sẽ giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và các thông tin nhạy cảm bị chia sẻ cho các đối tượng không liên quan.
Ngoài chức năng mã hoá, chứng thư SSL còn thực hiện chức năng hỗ trợ người dùng xác thực doanh nghiệp/ tổ chức quản lý website. Tạo niềm tin cho người dùng Internet hiển nhiên là rất quan trọng và chức năng xác thực của chứng thư SSL sẽ mang lại cho người dùng sự tin cậy cần thiết trước khi họ kết nối với website.
Để hãng chứng thư cấp phát chứng thư SSL cho mình, bạn cần phải thực hiện một số thủ tục. Sau khi gửi cho hãng CSR và khoá bí mật, thông tin về tổ chức của bạn sẽ được hãng chứng thư kiểm duyệt. Chứng thư được cấp phát, bạn sẽ cần cài nó lên server và cấu hình giao thức HTTPS.
Như vậy, bây giờ bạn đã hiểu chứng thư số SSL / TLS là gì, cách thức hoạt động và những gì bạn sẽ cần phải làm để có được cấp phát chứng thư và chạy trên trang web của bạn. Nhưng đây chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Có một loạt các yếu tố xác định loại chứng chỉ phù hợp với bạn và trang web của bạn.
Ngoài ra còn có các lợi ích và tính năng bổ sung mà bạn có thể muốn tận dụng để giúp bạn tối ưu chứng thư SSL mới mua của bạn hoạt động với giá trị tối đa. Để đưa ra quyết định đúng đắn cho bạn và công ty của bạn, bạn sẽ cần tất cả thông tin trên.
Là phương châm làm việc của chúng tôi
12 năm
kinh nghiệm
Đổi sản phẩm
7 ngày
Giao dịch
an toàn
Dịch vụ
chất lượng